Dinh Cậu Là Điểm Đến Tâm Linh Nổi Tiếng Nhất ở Đảo Phú Quốc.

dinh-cau-phu-quoc-diem-den-du-lịch

Cùng với những cái tên như nhà lao Cây Dừa, Sùng Hưng Cổ Tự và chùa Hộ Quốc đang hiện hữu trên đảo ngọc. Dinh Cậu Phú Quốc là nơi tìm đến của những du khách thích tìm hiểu và gửi gắm niềm tin đến các vị linh vùng biển. Đây như là sự hiếu kỳ vốn có của con người Việt Nam trong nét gìn giữ và bảo tồn nền văn hóa dân gian của dân tộc.

Tọa lạc trên một ghềnh đá vươn ra biển, Dinh Cậu luôn sừng sững, hiên ngang trước sóng to gió lớn nhưng lại trở nên huyền diệu, lung linh. Phía trước Dinh Cậu là cửa Dương Đông, nơi có ghềnh đá dài với những mỏm đá nổi lô nhô. Khi những đợt gió mùa thổi về, hàng ngàn ngọn sóng trắng xoá đổ vào cửa sông dào dạt. Liền kề Dinh Cậu là bãi Dương Đông với bờ biển cát vàng, nước xanh, rực nắng (còn gọi là bãi tắm Dinh Cậu).

Dinh Cậu Là Điểm Đến Tâm Linh Nổi Tiếng Phú Quốc.

Dinh Cậu là điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất ở đảo Phú Quốc. Dinh nằm trên ghềnh đá hướng mặt ra biển, cách thị trấn Dương Đông khoảng 200 mét về phía tây. Theo ghi chép, dinh hiện nay được xây dựng vào năm 1937 và trùng tu vào năm 1997. Để lên dinh, du khách phải bước qua 29 bậc đá.

Theo người dân địa phương, Dinh Cậu có từ thế kỷ 17, khi những cư dân đầu tiên từ miền Trung đến định cư trên đảo. Nhiều người ra khơi gặp sóng dữ mãi không về. Đột nhiên họ thấy một mỏm đá dần dần nổi lên nơi cửa biển và đã đáp được bờ. Dân đảo cho là đá thiêng lập miếu thờ để cầu mong thần linh che chở trước tai ương biển cả. Họ bắt đầu đến đây thờ cúng và chuyến đi ra khơi gặp sóng êm biển lặng.

dong-duc-nao-nhiet-ca-bai-dinh-cau-kenhphuquoc
Đông đúc – náo nhiệt cả bãi Dinh Cậu

Cho đến ngày nay, không một tài liệu nào đề cập Dinh Cậu được xây dựng vào năm mấy. Tuy nhiên, mặt vách tại Dinh thì để là Dinh được xây dựng ngày 14 tháng 7 năm 1937 và được trùng tu ngày 14 tháng 7 năm 1997. Tức có nghĩa, Dinh được ngư dân vùng biển góp công xây dựng vào đầu thế kỷ XVII thời nhà Nguyễn.

Quan sát từ xa, tổng thể ngôi miếu là công trình được xây trên một địa thế rất đặc biệt. Cụ thể, ba mặt công trình ứng với ba mặt biển, nhìn kỹ thì giống như một con kỳ quái đang vùng mình dậy. Đường đi lên là bậc tam cấp gồm 29 làm bằng đá nối liền các miếu thờ nhỏ ứng với từng vị thần. Tiếp tục đi lên sân của miếu, nơi mặt chính diện là những câu liễn chữ Hán nói về uy danh cũng như hình thù của miếu.

Dinh thờ Cậu Quý, Cậu Tài và Chúa ngọc nương nương. Đây là những nhân vật có thật ở miền Trung, xuất phát từ tín ngưỡng thờ bà chúa Ngọc và hai cậu con trai. Dinh Cậu cũng là một trong những minh chứng rõ nét nhất trong tiến trình giao lưu văn hoá ở khu vực Nam Bộ. Hơn 300 năm tồn tại, Dinh Cậu gắn với nhiều truyền thuyết được ngư dân lưu truyền. Họ tin rằng từ ngày nơi thờ tự được lập lên, người dân đi biển hầu như không gặp phải tai ương, bão gió. Mỗi ngày trước khi đi biển, ngư dân thường đến Dinh Cậu để thắp hương, cầu bình an. Hàng năm vào những ngày lễ lớn, Tết Nguyên đán, du khách, dân đảo và các chủ ghe tàu đến viếng rất đông. Đặc biệt vào ngày 15-16/10 âm lịch, nơi đây còn mở hội lớn, thu hút nhiều người tham dự.

Xung quanh Dinh Cậu là những khối đá có hình thù đặc biệt. Đây là tảng đá “đầu rùa đuôi hổ”, mỏm bên trái có hình đầu rùa, mỏm còn lại trông giống đầu con hổ.

Câu chuyện về Dinh Cậu Phú Quốc

Cũng như những vùng biển khác trên dải đất hình chữ S. Từ khi đến lập ấp, sinh sống và quyết định mưu sinh nơi dòng biển lớn. Ngư dân đã ý thức được tầm quan trọng trong đời sống tâm linh và việc dựa dẫm vào sức mạnh của những vị thần biển. Chính vì thế mà họ đã lập nên nhiều miếu thờ Bà, thờ ông Nam Hải và thờ Cậu để mong có một cuộc sống êm đềm, no ấm.

Với ngôi miếu thờ Dinh Cậu cũng vậy, tuy không biết ai là người đã xây dựng lên đó. Tuy nhiên, việc ra đời của Dinh Cậu gắn liền với câu chuyện của những người ngư dân với các vị thần khi mưu sinh, bám biển.
Chuyện kể rằng, ngày xưa cư dân Phú Quốc chủ yếu sống bằng nghề chài lưới. Quanh năm, nơi đây thường chiụ nhiều thiên tai do bão gây ra chính vì vậy mà nhiều ngư dân ra khơi gặp sóng dữ đã mãi mãi không về.

Đến một ngày, tại cửa biển bỗng nổi lên một mũi đá có hình thù kỳ lạ. Cho là điềm linh ứng, ngư dân đã cùng nhau xây dựng một ngôi miếu để cầu mong được thần linh che chở. Ban đầu, miếu chỉ xây đơn giản bằng cây lá và đá hòn chất khối. Tuy nhiên, qua nhiều lần trùng tu, đến nay dinh đã khang trang, bề thế hơn nhưng vẫn giữ được nét cổ kính như xưa.

Tham quan Dinh Cậu Phú Quốc

Một chuyến tham quan Dinh Cậu trên đảo ngọc Phú Quốc không đơn giản chì là đến để đáp ứng trí tò mò. Mà hơn hẳn thế, đây chính là chuyến trải nghiệm tâm linh thú vị trên một vị trí biển tuyệt đẹp.Nếu chỉ nhìn Dinh Cậu qua hình ảnh hoạt nghe kể lại thì có lẽ chỉ hấp dẫn một phần. Còn thật sự, khi chính thức mắt mình nhìn, tai mình nghe và mình cảm nhận thì đó mới là điều thú vị thật sự.

Nối liền Dinh Cậu là cảng Dinh Cậu được xây dựng kiên cố trải dài ra biển hàng trăm mét dùng để chắn sóng cho tàu thuyền đi vào cửa sông. Thiết kế có lối đi rộng, hành lang rất an toàn dẫn thẳng ra biển để du khách có thể đi ra tham quan.

dinh-cau-phu-quoc-len-den-kenhphuquoc
Dinh cậu phú quốc lên đèn

Đến với Dinh Cậu, bạn sẽ được ngắm nhìn một bức tranh biển lộng lẫy của thị trấn Dương Đông. Một thị trấn nổi tiếng về cái nôi của nghề đánh cá và đi đầu trong khai thác, phát triển du lịch. Đặc biệt, đây là nơi có nhiều trải nghiệm biển bình dân nhất khi về chiều cũng như khi màn đêm buông xuống.

Ngoài những điều thích thú trong việc ngắm nhìn cảnh đẹp. Khi bước chân lên Dinh, dù như thế nào bạn cũng thể bỏ qua cơ hội gửi tấm chân thành của mình vào sự chở che, bảo hộ của các vị thần biển. Bởi lẽ, đây là nơi linh thiêng nên chắc hẳn cầu gì sẽ được nấy.

Dinh Cậu không chỉ là nơi linh thiêng mà còn là điểm ngắm hoàng hôn đẹp bậc nhất trên đảo Phú Quốc. Nước biển ở đây phẳng lặng. Buổi tối du khách cũng có thể đi chợ đêm Dinh Cậu để mua sắm, ăn uống và tìm hiểu về cuộc sống của người dân bản địa.

dia-diem-du-lich-dinh-cau-cho-dem-phu-quoc-su-tich-than-bi-kenhphuquoc
Địa Điểm Du Lịch Dinh Cậu Chợ Đêm Phú Quốc Sự Tích Thần Bí

Chợ đêm Phú Quốc di dời sang chợ đêm Bạch Đằng

Lúc trước chợ đêm Dinh Cậu Phú Quốc là chợ đêm chính tập trung hơn 70 gian hàng với đủ các dịch vụ từ nhà hàng, quán ăn chuyên phục vụ các món hải sản tươi sống chế biến và phục vụ tại chỗ cho đến những gian hàng chuyên bán đồ lưu niệm, trang sức bằng Ngọc Trai, các sản phẩm từ rong biển,…

chợ đêm phú quốc thưởng thức hải sản tươi ngon

Nhưng hiện tại Chợ đêm Dinh Cậu đã đóng cửa (ngày 31/07/2016) và được di dời sang Chợ đêm Bạch Đằng cách đó khoảng 250m.

Sau khi thăm viếng Dinh cậu, buổi tối du khách cũng có thể đi chợ đêm Dinh cậu để mua sắm, ăn uống và tìm hiểu về cuộc sống của người dân bản địa.

Một số lưu ý khi tham quan

Vì Dinh Cậu là nơi linh thiêng và rất được chú trọng trong việc để du khách đến viếng thăm cũng như cầu may mắn bình yên. Chính vì vậy khi đến tham quan Dinh, bạn nên chú yếu những điều sau đây.

Ăn mặc kín đáo, lịch sử khi đến Dinh.

Không đùa giỡn, nói bậy chữi thề tại Dinh.

Xin phép người quản lý nếu muốn quay phim, chụp hình cũng như giới thiệu về Dinh.

Không di chuyển đến những khu vực để bảng cấm hoặc đã có lời nhắc nhở.

xem thêm:

Bản Đồ Dinh Cậu Phú Quốc

Bài viết hay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo